Nửa đầu năm 2019, thị trường bất động sản ghi nhận sự tăng nhiệt của từ khoá “đất nền vùng ven”, theo dự đoán của giới đầu tư vào nửa cuối năm 2019 phân khúc này sẽ tiếp tục phát triển bởi cơ hội và tiềm năng tăng trưởng vẫn còn nhiều.
Đất nền vùng ven – tiềm năng lớn cho thị trường vệ tinh
Tại thị trường bất động sản miền Nam, lời giải cho xu hướng đầu tư bất động sản này là vì tốc độ phát triển hạ tầng và mởi rộng kết nối vùng với các tỉnh lân cận TP. HCM ngày càng hoàn thiện, nhiều tuyến giao thông trọng điểm như Đại lộ Phạm Văn Đồng, Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Vành đai 2, Vành đai 3, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, các tuyến Metro… đã giúp tăng kết nối TP. HCM và các đô thị vệ tinh. Điều này giúp bất động sản tại các khu vực có vị trí tiếp giáp hoặc liên kết với các trục giao thông chính đều có cơ hội phát triển.
Một trong những thị trường vệ tinh được các nhà đầu tư quan tâm trong nửa cuối năm 2019, ngoài Sóc Trăng bởi tiềm năng liên kết vùng cao, còn có sự xuất hiện của “điểm sáng” Hậu Giang nhờ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông quan trọng của tiều vùng Tây Sông Hậu. Tỉnh còn có tiềm năng giao thương kinh tế lớn với Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và đô thị hạt nhân Cần Thơ.
Nhờ vị trí thuận lợi, giúp tạo điều kiện cho Hậu Giang tăng trưởng kinh tế, phát triển các khu công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung phục vụ xuất khẩu, công nghiệp, chế biến nông sản, khu cảng trung chuyển cho cảng Cái Cui, nhiều khu dân cư thương mại và khu đô thị tập trung cộng hưởng với định hướng phát triển của Tỉnh và bắt kịp với nhịp độ công nghiệp hoá – hiện đại hoá của TP. Cần Thơ cũng như toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trong giai đoạn 2021-2030, hơn 9.400 tỉ đồng sẽ được đầu tư để hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hạ tầng giao thông trong tỉnh Hậu Giang và liên kết vùng. Từ những điều kiện này đã giúp thị trường bất động sản Hậu Giang lọt vào tầm ngắm của những nhà đầu tư. Theo các báo cáo mới đây, hiện tại giá đất tại hầu hết các khu vực này đều tăng khoảng 30-35% so với năm 2016.
Vì vậy, thay vì đổ tiền vào những thành phố lớn, nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân dịch chuyển dòng vốn của mình sang những khu vực thị trường còn sơ khai, giá đất "mềm" và có tiềm năng tăng giá cao trong tương lai như Hậu Giang.
Hậu Giang - vị trí chiến lược của tiểu vùng Tây Sông Hậu
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hậu Giang đầu tư hơn 14.000 tỉ đồng hoàn thiện tuyến đường nối thành phố Vị Thanh với thành phố Cần Thơ dài 37km, quy mô bốn làn xe; quốc lộ 61 dài 52 km, quy mô hai làn xe; hoàn thiện quốc lộ Nam Sông Hậu và quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp; xây dựng mới và mở rộng các tuyến đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện; xây dựng mới các bến bãi như bến xe Vị Thanh…
Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng trong tỉnh đã có bước phát triển mới, tạo ra những tiền đề cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Một số công trình trọng điểm của tỉnh đã hoàn thành có sức lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra diện mạo mới cho Hậu Giang.
Song song địa phương cũng có nhiều chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, các ngành sản xuất kinh doanh, giúp lượng lao động tập trung cùng các lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển để đáp ứng kịp thời, và kéo theo là sự phát triển về nhu cầu nhà ở cũng như hạ tầng bất động sản tại đây.
Với lợi thế địa lý, tiềm năng du lịch và được tạo điều kiện bởi chính quyền địa phương, Hậu Giang đang sở hữu rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, cũng như thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư
Không nằm ngoài xu thế chuyển dịch thị trường về vùng ven, nhiều nhà đầu tư đã hướng dòng tiền của mình vào các khu vực lân cận các thành phố trung tâm, nơi giá đất còn khá mềm, vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng tăng trưởng như Hậu Giang.