Nổi bật

ĐỒNG LOẠT LÀM NHIỀU DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN Ở ĐBSCL

Ngày đăng: 09:33 AM, 06/09/2019 - Lượt xem: 603

Bộ GTVT đang triển khai đầu tư xây dựng nhiều dự án giao thông lớn tại ĐBSCL nhằm gỡ điểm nghẽn lưu thông và tạo cú hích lớn cho khu vực.

Bộ GTVT đang triển khai đầu tư xây dựng nhiều dự án giao thông lớn tại ĐBSCL nhằm gỡ điểm nghẽn lưu thông và tạo cú hích lớn cho khu vực.

Cao tốc, cầu lớn nối thẳng TP HCM về miền Tây

 

 

Nằm trên tuyến đường cao tốc nối TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ, tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận ( tổng mức đầu tư 9.600 tỷ đồng, dài 51,1km) đã trải qua gần 4 năm triển khai xây dựng.

Tiếp nối dự án này, Bộ GTVT đang triển khai đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết, dự án dài 23,6 km thực hiện đầu tư bằng hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, tổng mức đầu tư khoảng 5.408 tỷ đồng.

Tuyến cao tốc trọng điểm TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ khớp nối với một công trình cầu có quy mô rất lớn nằm trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam là cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu. Ông Đinh Công Minh, Phó giám đốc Ban QLDA7 cho biết, công trình có tổng mức đầu tư 5.003 tỷ đồng. Hiện dự án đã lựa chọn xong tư vấn thiết kế kỹ thuật và đang tiến hành cắm mốc GPMB.

Sau khi các dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ tạo ra một trục cao tốc hoàn chỉnh, hiện đại, rút ngắn khoảng 50km và tiết kiệm khoảng 2 giờ đi lại giữa TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ so với tuyến QL1. Đồng thời, tuyến cao tốc này được kỳ vọng sẽ tạo ra một cú hích lớn để các tỉnh khu vực Tây Nam bộ thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Nâng cấp, cải tạo ngay các tuyến quốc lộ xuống cấp

 

 

Trong thời gian các dự án cao tốc, cầu lớn đang triển khai đầu tư, Bộ GTVT cũng tiến hành nâng cấp, cải tạo ngay các tuyến quốc lộ đang xuống cấp tại khu vực miền Tây để đáp ứng nhu cầu đi lại và đảm bảo ATGT cho người dân.

Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT), trong số 14 dự án giao thông quan trọng, cấp bách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thông qua phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, có tới 4 dự án thuộc khu vực Tây Nam bộ gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp QL53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn (TMĐT 1200 tỷ đồng); dự án nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự (TMĐT 800 tỷ đồng); dự án nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp (TMĐT 900 tỷ đồng) và dự án cải tạo, nâng cấp QL57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long (TMĐT 875 tỷ đồng). Cả 4 dự án này sẽ được khởi công trong năm 2019 và hoàn thành năm 2020.

Đáng kể nhất là tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp đi qua 4 tỉnh miền Tây gồm: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, chạy song song với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp được xây dựng từ năm 2005 và hoàn chỉnh đưa vào khai thác từ năm 2009 giúp phá thế độc đạo của QL1, đồng thời rút ngắn được 50km từ Cần Thơ đi Cà Mau so với QL1. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm khai thác, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp chưa một lần được đại tu nâng cấp nên chất lượng khai thác của tuyến, nhất là mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa hiện không đáp ứng yêu cầu vận tải do lưu lượng phương tiện lưu thông tăng nhanh, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Vụ trưởng Vụ KH-ĐT (Bộ GTVT) cho biết, ngày 11/3/2019, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư dự án nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp với tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng. “Hiện Ban QLDA7 đang triển khai các thủ tục lựa chọn tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến khởi công xây dựng cuối tháng 9/2019, hoàn thành toàn bộ dự án trong quý 4/2020”, ông Lâm thông tin.

Theo ông Lê Thanh Việt, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp từ khi được xây dựng và đưa vào khai thác tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển KT-XH cho các tỉnh khu vực phía Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. “Riêng đối với Hậu Giang, tuyến đường này không chỉ rút ngắn khoảng cách từ thị xã Ngã Bảy với TP Cà Mau hơn 50km, mà còn kết nối TP Vị Thanh, TX Long Mỹ, huyện Long Mỹ đi Cà Mau thông qua QL61B và tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp với lộ trình giảm hơn hơn nửa, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển KT-XH của địa phương”, ông Việt nói.

Ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp tạo sự kết nối, giảm tải cho tuyến QL1. Tuy nhiên, hiện nay, các phương tiện lưu thông rất khó khăn do mặt đường chật hẹp. “Khi tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp được đầu tư nâng cấp, sẽ tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Đồng thời, tạo tính kết nối giữa Cà Mau với các tỉnh khu vực lân cận”, ông Bi nói.

Chuẩn bị đầu tư hai cầu lớn hơn 13.000 tỷ đồng

 

 

Bên cạnh các dự án đang triển khai, hiện Bộ GTVT cũng chuẩn bị đầu tư 2 công trình cầu có quy mô rất lớn tại khu vực Tây Nam bộ là cầu Đại Ngãi và cầu Rạch Miễu 2. Cả 2 công trình này đều do Ban QLDA7 thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Ông Nguyễn Chung Khánh, Giám đốc Ban QLDA7 cho biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tổng chiều dài 15,2km, điểm đầu giao với QL54 thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh; điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Công trình gồm phần cầu dài 3,42km (cầu Đại Ngãi 1 dài 2,56km, cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86km) và phần đường dài 11,78km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.040 tỷ đồng, gồm hơn 7.054 tỷ đồng vốn ODA và 986 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước.

“Hiện nay, dự án đang được Bộ KH&ĐT thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư”, ông Khánh nói.

Ông Khánh cho biết thêm, cầu Đại Ngãi được đầu tư xây dựng sẽ nâng cao năng lực vận tải cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía Nam với nhau và với TP HCM, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa mở rộng giao thương và phá bỏ thế độc đạo của tuyến QL1.

“Cầu Đại Ngãi được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách 80km so với tuyến QL1 hiện hữu khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP HCM”, ông Khánh nói và cho biết, dự kiến dự án cầu Đại Ngãi được triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025.

Liên quan đến dự án này, ông Lê Thành Trí, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng, đây là dự án mang tính lan tỏa rất lớn. Trước tiên là rút ngắn được quãng đường từ Sóc Trăng đi TP HCM khoảng 70km. Khi dự án cầu Đại Ngãi hoàn thành sẽ nối liền QL60 với QL1 và kết nối với tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, thúc đẩy phát triển KT-XH không chỉ của tỉnh Sóc Trăng mà còn các tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL như: Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang,…

“Hiện trục Nam Sông Hậu kết nối các tỉnh ven biển, tạo lợi thế, tiềm năng về điện gió rất lớn. Điển hình, Sóc Trăng và Bạc Liêu đã triển khai nhiều dự án điện gió. Tỉnh cũng đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm một cảng nước sâu tại Trần Đề”, ông Trí nói và cho biết, khi dự án được triển khai, địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhất là công tác GPMB để chủ đầu tư sớm hoàn thành dự án.

Còn đối với cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, theo ông Đinh Công Minh, Phó giám đốc Ban QLDA7 cho biết, năm 2009, cầu Rạch Miễu trên QL60 vượt sông Tiền nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre được đưa vào khai thác. “Nhưng từ năm 2015, trở lại đây khi cầu Cổ Chiên thông xe, lượng lưu thông lớn nên cầu Rạch Miễu thường xuyên xảy ra ùn tắc, nhất là đợt nghỉ lễ, Tết do cầu dài và bề rộng hẹp. Trong khi đó, việc mở rộng mặt cầu Rạch Miễu với kết cấu dây văng hiện hữu là không khả thi”, nên việc đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 đang được đơn vị cấp bách triển khai.

Cũng theo ông Minh, cầu Rạch Miễu 2 được nghiên cứu xây dựng cách cầu Rạch Miễu hiện hữu 3,8km về phía thượng lưu. Tổng chiều dài dự án khoảng 17,59km. Trong đó: Cầu chính vượt nhánh chính sông Tiền (từ bờ Tiền Giang đến cồn Thới Sơn) dài khoảng 1,91km, rộng 17,5m với 4 làn xe, kết cấu nhịp chính là dây văng; Cầu vượt nhánh phụ sông Tiền (từ cồn Thới Sơn vào bờ Bến Tre) dài 520m bằng bê tông cốt thép có kết cấu nhịp đúc hẫng cân bằng, rộng 17,5m. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.140 tỷ đồng.

“Dự kiến dự án cầu Rạch Miễu 2 sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2022. Đây là cầu dây văng nên để hoàn thành sẽ mất khoảng 40 - 45 tháng thi công”, ông Minh nói.

Đất nền, nhà phố

Đất nền, nhà phố "nóng" trở lại

09:14 AM, 19/03/2019 620 Lượt xem
Hậu Giang: KĐT Cát Tường Western Pearl 2 'nóng đỉnh' nhờ khu kinh tế đêm

Hậu Giang: KĐT Cát Tường Western Pearl 2 'nóng đỉnh' nhờ khu kinh tế đêm

09:06 AM, 08/11/2019 775 Lượt xem
Ngày 2/11/2019, Khu kinh tế đêm TMDV The Regina Khánh Ngọc vừa được chính thức động thổ đã khiến KĐT Cát Tường Western Pearl 2 nhanh chóng gia tăng “sức nóng” trên thị trường địa ốc Hậu Giang.
Những dòng gạch ốp thời trang mới của tập đoàn Thạch Bàn

Những dòng gạch ốp thời trang mới của tập đoàn Thạch Bàn

01:57 AM, 01/07/2020 908 Lượt xem
Công ty tung ra thị trường 16 mẫu mới với giá dao động 200.000 đồng một m2. Tại Việt Nam, không ít gia đình sẵn sàng chi tiền để mua các sản phẩm gạch ốp lát nhập từ Italy hay Tây Ban Nha. Mới đây, lãnh đạo tập đoàn Thạch Bàn, thương hiệu Việt có 60 nă
Tiềm năng phát triển bất động sản Long Hải

Tiềm năng phát triển bất động sản Long Hải

10:17 AM, 18/09/2019 674 Lượt xem
Địa ốc Long Hải có cơ hội phát triển nhờ sở hữu tiềm năng du lịch cùng thừa hưởng hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên tỉnh. Là một trong những khu vực trọng điểm du lịch quốc gia từ năm 2018, Long Hải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hội tụ nhiều yếu tố ph